Skip to content
Hiệp hội làm marketing Việt Nam
  • Trang chủ
  • Digital
  • Content
  • Showcase
  • Casestudy
  • Reviews
  • Tools
  • Content
    • Ấn phẩm truyền thông
    • Dịch vụ Backlink
    • Dịch vụ chăm sóc Fanpage
    • Dịch vụ dịch thuật content
    • Dịch vụ Email Marketing
    • Dịch vụ thiết kế Brochure – Leaflet – Infographic
    • Dịch vụ thiết kế Landing Page
    • Dịch vụ tư vấn Content Marketing
    • Dịch vụ viết bài PR
    • Dịch vụ xây dựng Ebook thương hiệu
    • Kịch bản Event – MC
    • Tài liệu truyền thông nội bộ
    • Video Marketing
    • Xây dựng câu chuyện thương hiệu
  • Jobs
  • Blog
  • Longform
  • Home
  • Branding
  • Vietnam Airlines: Vì sao thay đổi nhận diện thương hiệu?

Vietnam Airlines: Vì sao thay đổi nhận diện thương hiệu?

Posted on Tháng Một 3, 2023 By admin
Branding

Vì sao biểu tượng hoa sen được điều chỉnh, thay thế đồng phục mới cho phi công, tiếp viên?

Ngày 3/7, Vietnam Airlines đã chính thức triển khai bộ nhận diện thương hiệu mới. Theo Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Phạm Viết Th

Vì sao biểu tượng hoa sen được điều chỉnh, thay thế đồng phục mới cho phi công, tiếp viên?

Ngày 3/7, Vietnam Airlines đã chính thức triển khai bộ nhận diện thương hiệu mới. Theo Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Phạm Viết Thanh, hệ thống nhận diện thương hiệu của Vietnam Airlines được đổi mới theo hướng hiện đại, đồng bộ hơn nhưng vẫn đảm bảo được hình ảnh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đại diện hình ảnh cho đất nước năng động, không ngừng đổi mới và phát triển.

Đáng chú ý nhất trong việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu lần này là việc tiếp tục cải tiến logo hoa sen đã gắn liền với Vietnam Airlines từ năm 2002. Cụ thể, trong logo mới công bố của Vietnam Airlines, biểu tượng hoa sen vẫn được giữ nguyên, chỉ thay đổi phông chữ và tỷ lệ giữa biểu tượng hoa sen và chữ Vietnam Airlines.

VietnamAirlines2 ID7605

“Chương trình biểu tượng hoa sen được áp dụng từ tháng 10/2002, cùng với biểu tượng này là những thay đổi về đội máy bay Boeing 777, chất lượng dịch vụ. VNA đã có bước phát triển mang lại diện mạo mới, thể hiện sự chuyên nghiệp đặc biệt về lĩnh vực quảng bá thương hiệu”, đại diện Vietnam Airlines cho biết. Tuy nhiên, cũng theo vị này, chương trình biểu tượng hoa sen năm 2002 chưa phát triển đầy đủ các ứng dụng của logo nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, không đúng tiêu chuẩn trên nhiều lĩnh vực như nội thất máy bay, đồng phục (ba văn phòng khu vực có đồng phục khác nhau); quầy check in (thiết kế, trang trí, màn hình điện tử); phòng chờ, văn phòng phẩm…

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, logo hoa sen đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp, do tỷ lệ hoa sen với chữ Vietnam Airlines chưa hợp lý, chữ dài, font chữ mảnh nên logo của Vietnam Airlines không nổi bật (ví dụ khi xuất hiện trong các ứng dụng đồng thương hiệu của SkyTeam).

Liên quan đến logo của Hãng hàng không quốc gia, xin được nhắc lại rằng, từ ngày đầu thành lập (năm 1993) đến năm 2002, Vietnam Airlines sử dụng hình ảnh của cánh cò vầng trăng làm logo. Đến năm 2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới – Bông sen vàng thay cho logo cũ nhân sự kiện mở rộng mạng đường bay và nâng cấp đội máy bay để cải tiến chất lượng dịch vụ. Đến năm 2015, hãng này tiếp tục làm mới logo với việc thay đổi phông chữ và tỷ lệ. Theo đánh giá của hãng, khoảng thời gian 10 năm là đủ dài để làm mới hệ thống nhận diện. Và lần đổi logo này cũng là mốc đánh dấu sự kiện nâng cấp thành hãng hàng không bốn sao ngay trong năm 2015, cũng như lịch trình nhận loạt máy bay thế hệ mới Airbus A350 và Boeing 787.

Theo kế hoạch, việc triển khai áp dụng bộ nhận diện thương hiệu mới của Vietnam Airlines sẽ tiến hành theo nguyên tắc cuốn chiếu trên tinh thần tiết kiệm nhất (thời gian cuốn chiếu tối đa là 5 năm, tất cả các hạng mục hoàn thành chậm nhất vào năm 2020).

Trong đó, ưu tiên áp dụng trước các hạng mục xuất hiện hình ảnh mới của Vietnam Airlines đối với công chúng gồm nội, ngoại thất máy bay (A350, B787, A321 nhận từ năm 2015); Đồng phục phi công, tiếp viên, nhân viên tuyến trước…

Thực tế, khi doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn hơn, có những thay đổi về chất và có những bước phát triển đột biến đều tiến hành làm mới thương hiệu (gồm cả logo) trên cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của thương hiệu hiện tại.

Cũng tương tự như vậy, các hãng hàng không trên thế giới xem xét việc làm mới thương hiệu gắn liền với sự đầu tư lớn về đội bay, công nghệ mới và nâng cấp chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn 2015-2019, VNA sẽ nhận một đội máy bay hiện đại, thế hệ mới A350 và B787 (vòng đời trung bình của máy bay sở hữu là 15 năm và máy bay thuê là 12 năm), đây là thời điểm phù hợp và cấp thiết để nghiên cứu việc làm mới thương hiệu và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu để có thể ứng dụng ngay trên đội máy bay mới, tiết kiệm chi phí vì ứng dụng thiết kế nội và ngoại thất đồng bộ ngay từ đầu.

Cũng trong chiến dịch làm mới thương hiệu này, Vietnam Airlines đã cho ra mẫu đồng phục nhân viên mới dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

VietnamAirlines1 ID7605

Đồng phục của tiếp viên trưởng sử dụng tông màu vàng tương đồng với sự sang trọng của màu sắc khoang C.

Đồng phục mới, theo thông tin của Vietnam Airlines, đã kế thừa ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bộ đồng phục hiện tại và điểm quan trọng là thể hiện bản sắc thương hiệu của Vietnam Airlines, thống nhất về hình ảnh trong tổng thể của bộ nhận diện thương hiệu Vietnam Airlines cũng như các loại đồng phục khác (phi công, nhân viên phòng vé, check in…). Kiểu dáng thiết kế của đồng phục được cách điệu hiện đại, mang tính công nghiệp mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.

Màu sắc trang phục có sự thống nhất tổng thể màu sắc trong khoang máy bay, phân biệt giữa tiếp viên trưởng và tiếp viên thường. Cụ thể, tiếp viên trưởng sử dụng tông màu vàng tương đồng với sự sang trọng của màu sắc khoang C; Tiếp viên thường sử dụng tông màu xanh tương đồng với màu sắc của khoang Y/Y+.

Ngoài ra, đồng phục của tiếp viên nam và nữ cũng có sự liên kết màu sắc (tiếp viên nam có màu áo gile và cà vạt cùng màu với màu áo dài của tiếp viên nữ). Họa tiết của đồng phục cũng có sự liên kết với yếu tố nhận diện thương hiệu mới, đưa hình ảnh hoa sen cách điệu vào trong trang phục áo dài. Về công năng sử dụng, đồng phục mới đảm bảo các yêu cầu về an toàn trên máy bay (không dễ bắt lửa; chống nóng, chống tĩnh điện, chống lạnh; dễ dàng di chuyển) và tạo cảm giác thoải mái khi làm việc trong thời gian dài.

Ngân Anh

Nguồn Báo Giao Thông


Marketing Group là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

© 2012 – 2022 Marketing Group.

do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Vì sao biểu tượng hoa sen được điều chỉnh, thay thế đồng phục mới cho phi công, tiếp viên?

Ngày 3/7, Vietnam Airlines đã chính thức triển khai bộ nhận diện thương hiệu mới. Theo Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Phạm Viết Th

Điều hướng bài viết

❮ Previous Post: Còn đủ dư địa để Vinasoy vẫy vùng
Next Post: Mọi người đang lầm to: Facebook không tạo nút “Dislike” ❯

You may also like

Branding
Mẹ CEO hãng Pepsi phản ứng thế nào khi nghe con gái được thăng chức?
Tháng Một 3, 2023
Branding
Goody ra mắt cocktail đóng chai
Tháng Một 3, 2023
Branding
Người Thái cũng muốn mở công ty tài chính tại Việt Nam
Tháng Một 3, 2023
Branding
Khi Trump bán thương hiệu
Tháng Một 3, 2023

Chuyên mục

  • Blog (4.664)
  • Branding (19.126)
  • Casestudy (1.673)
  • Content (1)
  • Digital Marketing (4.915)
  • Jobs (1.528)
  • Longform (3)
  • Mới nhất (1)
  • Reviews (1)
  • Showcase (3)
  • Tổng hợp (12)
  • Tools (1)
  • Từ điển (670)

Bài mới

  • Quảng cáo trên Facebook có thực sự hiệu quả?
  • Vissan tham vọng là nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất Việt Nam
  • Cửa hàng di động xách tay nhỏ lẻ vẫn sống tốt
  • Cách ứng dụng messenger của Facebook thay đổi “cuộc chơi” chatbot đang dần mở ra một nền tảng cho các thương hiệu
  • Hai thái cực của điện thoại Sony tại Việt Nam
  • Ngành hàng BIA: Cập nhật hoạt động của các thương hiệu bia những tháng đầu năm 2015
  • Dốc hết trái tim: Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được tới trái tim
  • Tại sao Facebook Live lại thu hút người xem hơn truyền hình?
  • Thay vì bán sản phẩm, hãy bán một câu chuyện cho khách hàng
  • Thương mại điện tử tại Việt Nam: Chông gai ai sẽ đi?
  • Bị “ném đá” vì quảng cáo “kỳ thị”
  • (không có tiêu đề)
  • Những đế chế công nghệ bắt đầu khởi nghiệp từ garage
  • Báo điện tử VnExpress bất ngờ mở VnExpress Shop
  • Digital Video bước vào thời hoàng kim: 8 điều thương hiệu cần biết
  • Hướng dẫn thiết kế logo theo phong thủy
  • Chủ tịch Bita’s: “Chân phải đạp đất, đừng ham nổi tiếng viển vông”
  • Làm sao để Designer có thể sáng tạo khi làm việc trong một tập đoàn?
  • Facebook Marketing: Đã đến lúc Fan Page cần sử dụng app “sạch”
  • VNG sẽ mở chuỗi bán lẻ điện thoại di động?
  • Starbucks vào Việt Nam: Thì sao!
  • Facebook là bạn hay thù của giới truyền thông?
  • Ogilvy & Mather công bố nghiên cứu 12 thị trường tăng trưởng nhanh (V12) tạo sức ảnh hưởng đến sự phát triển toàn cầu
  • Dự thảo quảng cáo thực phẩm: Đề xuất giảm bớt thủ tục, hồ sơ
  • Google sẽ ra mắt smartphone “chính chủ” cuối năm nay?
  • Điểm mặt những chú sư tử dũng mãnh của cuộc đi săn Vietnam Young Lions 2018
  • CPI 6 tháng năm 2016: Tốc độ tăng gấp 5 lần cùng kỳ
  • “Câu thần chú” giúp các chiến dịch marketing của Samsung luôn thành công
  • Apple, Microsoft và cuộc chiến vì tương lai công nghệ
  • 7 quảng cáo ngoài trời tương tác thông minh cực đỉnh
  • Tự tin với óc sáng tạo của mình, bạn có chắc sẽ giải được đề Vietnam Young Lions 2018?
  • Cuộc bành trướng của Google Fiber
  • Dietrich Mateschitz và tham vọng “phủ sóng” Red Bull lên truyền thông

Từ khóa

content outline cách làm nội dung cách viết content viết content
  • Trang chủ
  • Digital
  • Content
  • Showcase
  • Casestudy
  • Reviews
  • Tools
  • Content
  • Jobs
  • Blog
  • Longform

Copyright © 2023 Hiệp hội làm marketing Việt Nam.

Theme: Oceanly News by ScriptsTown